Chỉnh nha là một trong những phương pháp hiệu quả để điều chỉnh cung răng, khớp cắn và thẩm mỹ răng miệng hiện nay. Tuy nhiên, ở chỉnh nha sẽ có nhiều loại mắc cài khác nhau nên mức chi phí và hiệu quả cũng sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, nhu cầu và điều kiện kinh tế,… mà người dùng có thể lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp.
1. Niềng răng mắc cài kim loại thường
Là loại mắc cài niềng răng được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mắc cài kim loại thường là loại mắc cài cơ bản, chất liệu thường là inox, thép không gỉ hay đôi khi là bằng bạc hoặc bằng vàng. Khung kim loại của mắc cài kim loại có khả năng chịu lực tốt. Loại mắc cài này sử dụng dây thun buộc cố định dây cung trong rãnh mắc cài từ đó tạo ra lực kéo để di chuyển răng về vị trí mong muốn.
Ưu điểm:
- Chi phí rẻ nhất trong các loại mắc cài. Mắc cài làm bằng vàng có chi phí cao hơn
- Không đòi hỏi sử dụng công nghệ cao trong hỗ trợ điều trị
- Thời gian điều trị ngắn do lực kéo mạnh
- Cấu trúc dây thun có thể mang nhiều màu sắc, thích hợp sử dụng cho trẻ em
Nhược điểm:
- Kém thẩm mỹ vì các mắc cài sẽ lộ rõ khi giao tiếp
- Các vấn đề dễ xảy ra như mắc cài bị bung tuột
- Chất liệu của kim loại có thể gây kích ứng nướu, có hại cho cơ thể đối với một số người nhạy cảm. Nhiều người cảm giác như đang ngậm kim loại trong miệng gây tăng tiết nước bọt trong thời gian đầu mang mắc cài
- Gây tổn thương các mô mềm trong khoang miệng (cắn môi, cắn má,…)
- Cần kiêng kỵ nhiều loại đồ ăn cứng, dai, dính khi đang trong thời gian niềng răng
2. Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Mắc cài kim loại tự buộc là phương pháp niềng răng mà mắc cài có hệ thống nắp trượt tự động hoặc cánh kim loại để đậy và giữ dây trong mắc cài mà không cần sử dụng dây thun như mắc cài kim loại thường. Nhờ đó, dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài.
Ưu điểm:
- Giảm thiểu thời gian đeo niềng răng
- Dây ít bị biến dạng, không bị bong tuột mắc cài nhờ dây trượt tự do trong rãnh mắc cài
- Giảm thiểu lực ma sát từ đó giảm tình trạng đau nhức nướu
- Không cần gặp bác sĩ thường xuyên để điều chỉnh dây cung
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn các loại mắc cài niềng răng thông thường
- Độ dày của mắc cài lớn có thể gây khó chịu cho người dùng
- Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao mới có thể thực hiện đảm bảo an toàn cho người niềng răng
3. Niềng răng mắc cài sứ, mắc cài pha lê
Mắc cài sứ được làm bằng hợp kim gốm và một số chất liệu vô cơ khác. Có 2 loại mắc cài sứ là mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự buộc. Mắc cài pha lê được làm từ pha lê, tính chất gần tương tự như mắc cài sứ.
Ưu điểm:
- Có tính thẩm mỹ cao do mắc cài có màu sắc tương đồng như màu răng thật, khi giao tiếp khó bị phát hiện
- Chất liệu sứ, pha lê thân thiện với sức khỏe con người
- Dây thun có độ đàn hồi cao cho kết quả chỉnh nha đạt hiệu quả cao
- Rút ngắn thời gian niềng răng
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn mắc cài kim loại
- Thời gian điều trị lâu hơn mắc cài kim loại
- Do làm bằng vật liệu sứ, pha lê nên nếu va chạm mạnh thì mắc cài có thể bị phá vỡ
- Chốt niềng răng lớn hơn so với các loại khác có thể gây cảm giác không thoải mái
- Cần vệ sinh răng miệng và mắc cài đúng cách nếu không chân đế có thể bị nhiễm màu
4. Niềng răng mắc cài mặt trong (Mắc cài mặt lưỡi)
Niềng răng mắc cài mặt trong là trường hợp mắc cài được gắn ở mặt trong của răng. Điều này giúp tăng hiệu quả thẩm mỹ. Người dùng có thể thoải mái giao tiếp mà không sợ lộ mắc cài như các loại mắc cài niềng răng thông thường.
Ưu điểm:
Tính thẩm mỹ cao nhất trong tất cả các loại mắc cài niềng răng do mắc cài được gắn vào mặt trong của răng, phù hợp với bệnh nhân thường xuyên phải giao tiếp.
Nhược điểm;
- Chi phí cao hơn nhiều so với các loại mắc cài niềng răng khác
- Vệ sinh răng miệng, ăn uống khó khăn hơn
- Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao thì mới thực hiện đạt hiệu quả cao
- Thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn
5. Niềng răng mắc cài trong suốt
Niềng răng mắc cài trong suốt là một trong các phương pháp niềng răng hiện đại nhất bây giờ. Thay vì sử dụng các loại mắc cài truyền thống người ta sử dụng hệ thống khay niềng bằng nhựa điều chỉnh răng chất lượng cao.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao do khay niềng trong suốt khó phát hiện ra là niềng răng.
- Hiệu quả chỉnh răng cao có thể rút ngắn thời gian điều trị xuống từ 3 – 6 tháng.
- Không gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân như sử dụng mắc cài.
Nhược điểm:
- Chi phí rất cao dao động từ 70 triệu cho đến 120 triệu tùy loại khay niềng.
- Đòi hỏi công nghệ cao
- Thời gian chờ đợi khay niềng nhập khẩu từ Mỹ về khá lâu.