I – Những điều cần biết về răng sữa
1. Răng sữa là răng gì, có bao nhiêu cái?
Răng sữa hay còn gọi là răng trẻ em, răng nguyên thủy là những chiếc răng mọc đầu tiên trong miệng, sau đó bị rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Chúng bắt đầu phát triển từ giai đoạn phôi thai và thường xuất hiện từ khoảng 6 tháng sau sinh.
Sơ đồ răng sữa và tuổi thay/mọc răng
So với răng vĩnh viễn, răng trẻ em có màu sắc trắng hơn, chân răng dang rộng, men răng mỏng.
Thông thường, răng cửa hàm dưới sẽ là những chiếc răng trẻ em mọc đầu tiên trong đời bé khi được 6-8 tháng tuổi, có những bé mọc chậm hơn vào tháng 10, 11.
Số lượng răng sữa đủ là 20 cái (10 cái hàm trên, 10 cái hàm dưới), khi bé được 24-30 tháng. Mỗi hàm gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ và 2 răng hàm lớn.
2. Răng sữa có mấy chân, mấy tủy?
Răng trẻ em bao gồm 3 nhóm răng chính là: răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ. Vì vậy, răng sữa có mấy chân và mấy tủy còn tùy thuộc vào từng chiếc răng như sau:
Răng sữa có mấy chân, mấy tủy?
- Răng cửa sữa: là những chiếc răng mọc ở chính giữa cung hàm, thẳng với sống mũi của bé, có hình giống lưỡi xẻng. Răng này chỉ có duy nhất một chân răng và 1 ống tủy.
- Răng nanh sữa: là chiếc răng nằm cạnh răng cửa hàm bên có hình mũi giáo, đầu nhọn và có 1 tủy răng và 1 chân răng.
- Răng hàm nhỏ số 1 (răng số 4): là những chiếc răng hàm nhỏ có hình mũ nấm ngược, nhọn ở 4 đầu. Răng số 4 hàm trên có 1 – 2 chân răng và 2 ống tủy. Răng số 4 hàm dưới có 1 chân, có 1-2 ống tủy.
- Răng hàm nhỏ số 2 (răng số 5) có hình dáng tương tự như răng số 4. Răng số 5 hàm trên và hàm dưới đều có 1 chân răng và 1-2 ống tủy.
Để biết chính xác răng sữa có mấy chân và mấy ống tủy, bạn nên đến trung tâm nha khoa để được chụp X-quang và nghe trực tiếp tư vấn của bác sĩ.
3. Răng sữa có tác dụng gì?
Răng sữa có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đầu đời của bé:
– Giúp tiêu hóa thức ăn: sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa, bé sẽ được bổ sung những thức ăn cứng hơn, khó tiêu hóa hơn. Chúng sẽ giúp bé những thực phẩm mềm đầu tiên.
– Giúp xương hàm phát triển: nhờ răng sữa, bé có thể nhai, cắn được thức ăn, làm cho xương hàm phát triển bình thường.
– Giúp trẻ phát âm; nếu chiếc răng này bị hỏng sớm phải nhổ, trẻ có thể nói ngọng.
Răng sữa vô cùng quan trọng đối với trẻ em
Đây là răng phát triển trong giai đoạn đầu đời của trẻ, tuy nhiên nó lại đóng vai trò khá quan trọng khi trẻ ăn dặm cũng như giúp cho bé phát âm tròn tiếng.
Việc mất răng quá sớm có thể dẫn đến những lệch lạc khi mọc răng vĩnh viễn sau này do khoảng trống mất răng sẽ khiến cho răng vĩnh viễn mọc lên bị lệch chuẩn, khấp khểnh hoặc sai khớp cắn.
4. Răng sữa thay như thế nào?
Răng trẻ em thường mọc khi trẻ từ 6 tháng – 10 tháng tuổi. Đa phần các trẻ khi 3-4 tuổi sẽ có 20 chiếc.
Dưới mỗi chiếc răng có một mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu dần chân răng và khi chân tiêu hết, thân răng phía trên sẽ rụng đi để nhường chỗ cho chiếc răng vĩnh viễn. Sự thay thế răng của bé cũng theo thứ tự mọc răng.
Trong đó, thời điểm thay răng thường bắt đầu lúc 6 tuổi. Răng sữa đầu tiên rụng thường là răng cửa giữa, tiếp ngay sau đó thường là sự nhú lên của răng vĩnh viễn tương ứng ở vị trí răng vừa rụng đi. Chiếc răng cuối cùng thường là răng sữa số 5 rụng lúc khoảng 12 tuổi.
- Hàm dưới:
– Răng cửa giữa: thay khi bé được 6-7 tuổi
– Răng cửa bên (răng số 2): 7 – 8 tuổi
– Răng hàm sữa 1 (răng số 4): 9 – 10 tuổi
– Răng nanh (răng số 3): 10 – 11 tuổi
– Răng hàm sữa 2 (răng số 5): 11 tuổi
- Hàm trên:
– Răng cửa giữa: thay khi bé được 7 tuổi
– Răng cửa bên (răng số 2): 8 tuổi
– Răng hàm sữa 1 (răng số 4): 11 – 12 tuổi
– Răng nanh (răng số 3): 11 – 12 tuổi
– Răng hàm sữa 2 (răng số 5): 12 tuổi
5. Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé?
Nhổ răng sữa khi nào cũng cần căn cứ vào tình trạng răng miệng thực tế của trẻ. Không nên nhổ răng sữa của trẻ trước thời điểm thay răng theo quy luật.
Việc mất răng sữa quá sớm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, hệ tiêu hóa hay phát âm sau này của trẻ mà khi răng vĩnh viễn mọc lên có thể bị lệch lạc, khấp khểnh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp không thể thuận theo tự nhiên, bạn buộc phải nhổ răng sữa của bé để tránh một số bệnh lý hoặc hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, cụ thể:
- Răng sữa bị lung lay, đau nhiều lần đã chữa không khỏi: Nhổ để tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh của bé. Đây là trường hợp răng của bé đã bị bệnh lý nguy hiểm hoặc cấu trúc răng bị tổn thương mà không thể bảo tồn được nữa.
- Răng bị nhiễm trùng ở chân hoặc kẽ chân răng: Đây là tình trạng răng miệng nguy hiểm cần thiết phải nhổ bỏ mà không nên bảo tồn.
- Răng sữa bị sâu nặng, chết tủy: lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn: Một khi tình trạng viêm nhiễm này kéo dài thì nguy cơ gây áp xe xương ổ răng và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn là khá cao.
Khi nào nên nhổ răng sớm
- Răng bị viêm cement cấp hoặc bị nhiễm ở chóp răng: Khi cấp trúc răng và phần chóp răng bị phá hủy tức là cấu trúc thực của răng đã bị xâm lấn và mỗi liên kết giữa chân răng và nướu không còn nhiều. Việc nhổ bỏ sớm sẽ giúp trẻ tránh được những nguy cơ gây viêm nhiễm xương ổ răng.
- Đến tuổi thay nhưng răng chưa rụng: Nếu vào thời điểm răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc thì bắt buộc cần phải nhổ để cho răng vĩnh viễn có khoảng trống mọc lên, tránh tình trạng răng khấp khểnh hoặc mọc lệch lạc về sau.
- Răng bị gãy vỡ do va đập: bác sĩ cũng cần phải nhổ bỏ hết chân răng còn sót ra ngoài để không làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của bé.
Mặc dù trên đây là các trường hợp được bác sĩ chỉ định nhổ nhưng cha mẹ vẫn nên đến nha khoa tái khám thường xuyên để được bác sĩ theo dõi quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ và có phương án xử lý kịp thời.
Các trường hợp răng sữa của bé bị mủn, răng sữa bị sâu có nên trám hay răng sữa mọc lệch, răng sữa không rụng có nên nhổ sẽ phụ thuộc vào tình trạng sâu răng thực tế của bé.
Tuy nhiên, bảo tồn răng vẫn là phương châm đầu tiên khi điều trị bệnh lý răng miệng.
II – Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?
Theo một quy luật, răng trẻ em sau một thời gian lung lay sẽ tự rụng, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn thay thế. Đa số các bé bắt đầu thay răng khi được 5 hay 6 tuổi, đôi khi quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn và thường kết thúc khi trẻ được 10 hay 12 tuổi.
Khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế răng sữa sẽ làm cho chúng bị tiêu chân và lung lay. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể tự theo dõi và nhổ răng cho bé.
Không thể xác định chính xác răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ bởi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: từng loại răng, sự phát triển của răng vĩnh viễn, cơ địa của trẻ và các tác động bên ngoài,… Răng lung lay có thể 1 – 2 ngày là nhổ được nhưng cũng có thể vài tháng mới có thể nhổ.
Khi nào thì nên nhổ răng sữa
Tuy nhiên, trước khi quyết định nhổ răng, phải cần phải đảm bảo hai yếu tố: đúng độ tuổi thay răng của trẻ và răng sữa đã lung lay thật nhiều, lỏng khỏi ổ răng. Khi đó, cha mẹ có thể tự nhổ răng tại nhà một cách nhẹ nhàng.
Trường hợp bé nhà bạn răng đã lung lay và đau nhức, nướu có dấu hiệu bị sưng thì có thể bé đã bị viêm nướu hoặc một bệnh lý răng miệng nào đó bởi thông thường khi răng lung lay chuẩn bị rụng sẽ không đau nhức quá nhiều và nướu cũng không bị sưng đỏ.
III – Những cách nhổ răng cho bé phổ biến hiện nay
1. Nhổ răng trẻ em tại nhà đơn giản chỉ sau 3 phút
!Lưu ý chung:
✪ Khi nhổ răng sữa trẻ em tại nhà cho bé điều quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý chính là giữ vệ sinh sạch sẽ, có thể sử dụng dụng cụ sát khuẩn trước khi tác động nhổ răng cho bé bởi việc dùng tay nhổ răng rất dễ gây nên những viêm nhiễm nếu vấn đề vệ sinh không được lưu tâm.
✪ Cũng có nhiều trường hợp, việc tác động lên thân răng chỉ nhằm đẩy nhanh quá trình tự rụng cho răng mà bạn không cần phải nhổ. Ban đầu dùng lực nhẹ và tăng dần lực về sau, nhưng dù dùng lực ở mức độ nào cũng cần phải đảm bảo hạn chế tối đa đau nhức cho bé.
✪ Thao tác tự nhổ răng sữa cho bé nên dứt khoát khi phần chân răng đã lung lay quá mức. Tránh để sót lại chân răng phía trong ổ răng vì có thể dẫn đến nhiễm trùng kéo dài và chiếc răng vĩnh viễn sau này sẽ vướng chỗ dẫn đến mọc lệch lạc.
✪ Tốt nhất nên nhổ răng cho bé vào buổi sáng vì nhổ răng sữa vào buổi chiều hay buổi tối cơ thể trẻ đang mệt mỏi, khả năng chịu đau của bé kém hơn, gây đau nhức nhiều hơn bình thường.
- Cách 1: Nhổ răng sữa trẻ em dùng lực tác động ở tay
Bạn dùng ngón tay trỏ của mình, sau đó quấn băng gạc đã sát khuẩn tác động một lực vừa phải vào răng để đẩy nhanh quá trình rụng răng.
Bạn có thể tác động nhẹ nhàng đến răng này hàng ngày cho đến khi răng có độ lung lay lớn thì có thể nhổ bỏ.
Nhổ răng an toàn tại nhà
- Cách 2: Cho bé tác động bằng lưỡi
Hãy hướng dẫn bé dùng lưỡi của mình và đẩy chiếc răng chuyển động qua lại cho đến khi răng đã lung lay mạnh thì tiến hành nhổ bỏ ra ngoài.
Hãy quan sát quá trình dùng lưỡi đẩy răng của bé để đảm bảo bé không nghịch ngợm đẩy chiếc răng quá mạnh có thể khiến gãy chân răng và tổn thương lưỡi.
- Cách 3: Cách nhổ răng cho bé bằng chỉ
Với cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà này, bạn cũng cần tác động cho răng lung lay mạnh hơn, sau đó quấn sợi chỉ mảnh quanh chân răng và giật mạnh chiếc răng ra ngoài.
!!!Tác hại nguy hiểm khi nhổ răng sữa sai cách:
Ở Việt Nam hiện nay cha mẹ chủ yếu áp dụng các phương pháp nhổ răng sữa tại nhà nêu trên. Tuy nhiên, chúng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với trẻ. Một số hậu quả có thể kể đến như:
- Răng sữa bị gãy, còn sót chân răng
Răng trẻ em, đặc biệt là các răng hàm có nhiều chân răng và có xu hướng dang rộng ra bên ngoài nên nếu nhổ sai cách có thể khiến nhổ răng sữa còn sót chân răng và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng vĩnh viễn sau này (răng vĩnh viễn không thể mọc, mọc lẫy hoặc chen chúc các răng bên cạnh).
- Đau đớn, chảy máu kéo dài
Việc nhổ răng quá mạnh làm lỗ nhổ răng quá lớn hoặc ảnh hưởng đến mạch máu xung quanh răng có thể khiến nướu của bé chảy máu nhiều, chảy ồ ạt không thể cầm được.
- Trẻ nhổ răng sữa bị sốt cao
Nhổ răng trẻ em quá đau đớn, dụng cụ nhổ răng không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm trùng quanh ổ răng khiến bé sốt cao, chán ăn và quấy khóc.
Nếu trẻ sốt quá cao không được điều trị kịp thời có thể gây co giật, ảnh hưởng xấu đến não và mắt của trẻ.
Trẻ sốt do nhổ răng tại nhà không an toàn
- Ảnh hưởng đến sức nhai, thẩm mỹ gương mặt và phát âm của trẻ
Nếu răng sữa không rụng mà nhổ răng sữa quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt, giảm sức nhai, sự tương tác giữa hàm trên và hàm dưới.
Ngoài ra, mất răng sữa quá sớm cũng có tác động đến việc phát âm, khiến cho trẻ phát âm không được tròn tiếng và ảnh hưởng đến khả năng học ngoại ngữ sau này.
- Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Tất nhiên, nhổ răng sữa sai cách gây đau đớn và nhiều biến chứng thì trẻ sẽ có tâm lý sợ hãi, lo lắng, thậm chí phản ứng mạnh mỗi khi điều trị bệnh và không chịu hợp tác trong những lần nhổ răng tiếp theo.
Như vậy, cha mẹ nên tham khảo kỹ các cách nhổ răng sữa tại nhà từ những người có kinh nghiệm hoặc hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo nhổ răng an toàn, không gây biến chứng cho bé.
Tốt hơn hết là nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được nhổ răng đúng cách.
2. Cách nhổ răng sữa an toàn, KHÔNG gây đau đớn
– Để đảm bảo nhổ răng sữa cho trẻ an toàn tuyệt đối, trước khi nhổ răng, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành chụp phim X-quang để xác định tình trạng mọc của răng vĩnh viễn xem có thể nhổ răng được hay chưa.
Ngoài ra, chụp X-quang còn có tác dụng kiểm tra số chân răng, chiều dài răng, và những mối nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh để thao tác nhổ răng diễn ra chuẩn xác nhất.
Trường hợp 1: Nếu thân răng tốt, chân răng tiêu, răng lung lay nhiều, nha sỹ sẽ tiến hành gây tê bằng thuốc tê dạng xịt hay dạng thuốc mỡ. Đây chính là thuốc giảm đau thế hệ mới giúp trẻ thoát khỏi nỗi ám ảnh đau nhức khi nhổ răng và tiêm tê.
Nhổ răng sữa an toàn tại nha khoa Sài Gòn H.N
Trường hợp 2: Với những chiếc răng sữa có lỗ sâu quá lớn, chân răng có thể chỉ mới tiêu một phần, việc nhổ các răng này rất dễ ảnh hưởng đến các mầm răng vĩnh viễn.
Lúc này, bác sĩ sẽ chụp một phim X- quang để xem xét, có thể dùng đến cách nhổ răng cho bé theo kiểu chia chân. Nếu bình thường thì gây tê để nhổ răng bằng dụng cụ nạy và kìm nha khoa.
– Sau khi bôi tê quanh lợi (bằng mỡ lidocain 5%) rồi nhổ răng bằng kìm. Khi nhổ chú ý không bắt kìm hay thọc bẩy quá sâu, phải nhẹ nhàng, tránh làm sót chân răng.
Các thiết bị nhổ răng hiện đại chỉ tác động lên các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng nên hoàn toàn không làm tổn thương đến các mô mềm, cũng như tổn hại tới xương ổ răng.
Thao tác nhẹ nhàng, được thực hiện bởi các nha sỹ giàu kinh nghiệm sẽ giúp lấy răng ra một cách nhanh chóng mà không gây đau nhức.